Bộ trưởng Nội vụ thông tin mới về giảm cả nghìn cục, vụ, ban chuyên môn, sắp xếp cấp tỉnh
Việc sắp xếp
đơn vị hành chính cấp tỉnh, tổ chức lại cấp xã và xây dựng mô hình tổ chức
chính quyền địa phương 2 cấp sẽ được thực hiện thận trọng, kỹ lưỡng, chất
lượng.
Phát biểu tại
cuộc họp của Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi
mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà
nhấn mạnh như trên và đánh giá công tác cải cách hành chính đã
đạt được nhiều tiến bộ mới với đột phá đáng kể.
Giảm
hàng nghìn đơn vị tổng cục, cục, vụ, cơ quan chuyên môn và phòng ban
Đó là việc
đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật, đề cao chức năng kiến tạo, thúc đẩy
phân cấp, phân quyền. Đặc biệt về cải cách tổ chức bộ máy được đánh giá
"thực sự là một cuộc cách mạng". Trong đó, hiện chỉ còn 17 bộ và cơ
quan ngang bộ, giảm được 5 bộ và 3 cơ quan thuộc Chính phủ với tổ chức bên
trong đã được tinh gọn đáng kể.
Bộ
trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà - ẢnBộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà
- Ảnh: VGPh: VGP
Cụ thể, đã giảm 13/13 tổng cục và tương đương, đạt tỉ lệ 100%; giảm 519
cục và tổ chức tương đương (giảm khoảng 77,6%); giảm 219 vụ và tương đương
(giảm 54,1%); giảm 3.303 chi cục và tương đương (giảm khoảng 91,7%).
Đối với các
địa phương, 63 tỉnh và thành phố đã giảm 343 cơ quan chuyên môn và tương đương
thuộc UBND cấp tỉnh, đạt tỉ lệ 29%, cùng với 1.454 cơ quan chuyên môn thuộc
UBND cấp huyện (giảm 17,5%). Số lượng đơn vị sự nghiệp công lập đã giảm rất rõ
rệt sau sắp xếp.
Về chuyển đổi
số và xây dựng Chính phủ điện tử, chính phủ số được đặc biệt quan tâm. Nhờ đó,
chúng ta đã tạo được nền tảng cơ bản để thúc đẩy Chính phủ điện tử, Chính
phủ số, cũng như xã hội số, công dân số và kinh tế số.
Tuy vậy, Bộ
trưởng Phạm Thị Thanh Trà chỉ ra công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức triển
khai cải cách hành chính ở một số cơ quan, đơn vị còn chưa chặt chẽ, hiệu quả
chưa cao. Cơ chế, chính sách pháp luật trong một số lĩnh vực còn thiếu
đồng bộ, chậm được sửa đổi, bổ sung, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến phân
cấp, phân quyền. Tình trạng chậm trễ trong giải quyết hồ sơ, thủ tục hành
chính vẫn xảy ra. Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở một số nơi còn mang
tính hình thức, hiệu quả chưa rõ ràng. Việc đồng bộ, kết nối và chia sẻ dữ liệu
vẫn chưa thông suốt, liên thông.
Tập
trung cải cách hành chính, phân cấp phân quyền
Theo đó, để
cải cách hành chính, bộ trưởng đề xuất tiếp tục thực hiện nghiêm túc, toàn
diện, đồng bộ và hiệu quả chương trình tổng thể cải cách hành chính. Cải cách thể chế, hoàn
thiện hệ thống pháp luật để đáp ứng yêu cầu "địa phương quyết, địa phương
làm, địa phương chịu trách nhiệm".
Tập trung
tháo gỡ những nút thắt thể chế, trọng tâm là các thể chế đang gây lực cản cho
tăng trưởng; đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, vừa khuyến khích sáng tạo, giải
phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển.
Bà Trà cũng
chỉ ra, dù vừa qua đã ban hành Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và Luật Tổ chức
chính quyền địa phương (sửa đổi), song các luật chuyên ngành vẫn còn tình trạng
chồng chéo, chưa đảm bảo mục tiêu phân cấp, phân quyền.
Vì vậy cần
sửa đổi các quy định liên quan để địa phương thực hiện và chịu trách nhiệm,
"cởi trói" cho cán bộ. Tới đây, Bộ Nội vụ sẽ hoàn thành việc xác định
Chỉ số cải cách hành chính năm 2024 và Chỉ số hài lòng của người dân về sự phục
vụ của hành chính công.
Đối với việc
sắp xếp đơn vị hành chính cấp
tỉnh, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã và xây dựng mô hình tổ chức chính
quyền địa phương 2 cấp, bộ trưởng khẳng định sẽ thực hiện thận trọng, kỹ lưỡng,
chất lượng.
"Đây là
một nhiệm vụ hết sức hệ trọng và cấp bách. Do đó chúng tôi rất mong nhận được
sự phối hợp chặt chẽ từ tất cả các bộ, ngành liên quan để kịp thời hướng dẫn
các địa phương thực hiện nhiệm vụ quan trọng này một cách hiệu quả" - bà
Trà nhấn mạnh.
Trung
tâm dữ liệu quốc gia sẽ đi vào vận hành từ tháng 8-2025
Đối với việc
thực hiện Đề án 06, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Long cho hay sẽ đưa Trung
tâm dữ liệu quốc gia đi vào vận hành từ tháng 8-2025, khai thác 114 cơ sở dữ
liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
Cùng đó, Bộ
Công an phối hợp với các bộ ngành để triển khai các sản phẩm dữ liệu như: Nền
tảng điều phối, xử lý dữ liệu quốc gia; sàn giao dịch dữ liệu quốc gia; nền
tảng chuỗi khối quốc gia, ứng dụng định danh phi tập trung quốc gia ứng dụng
trực tiếp vào Trung tâm dữ liệu quốc gia và các bộ, ngành, lĩnh vực khác nhau
của đời sống xã hội; sàn giao dịch tiền mã hóa quốc gia; trung tâm tính toán
hiệu năng cao để đào tạo mô hình ngôn ngữ lớn tiếng Việt; phát triển trợ lý ảo
quốc gia; Trung tâm dữ liệu dân sự.
Ông Long đề
nghị các bộ, ngành đã sáp nhập cần hợp nhất và nâng cấp hệ thống thông tin giải
quyết thủ tục hành chính, không làm gián đoạn. Điều chỉnh quy trình nghiệp vụ,
cho phép sử dụng các giấy tờ điện tử tích hợp trên tài khoản định danh tương
đương với giấy tờ giấy khi làm các thủ tục, không yêu cầu công dân phải xuất
trình giấy tờ, phải sao y, công chứng...
Theo tuoitre.vn